Thị trường điện mặt trời tại Việt Nam ngày một trở nên sôi động và phát triển. Đã có không ít những ứng dụng hiệu quả đối với điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Cùng Intech Solar tìm hiểu kỹ hơn thị thị trường của điện mặt trời tại Việt Nam như thế nào để hiểu rõ hơn nhé!
Thực trạng thị trường điện mặt trời tại Việt Nam phát triển ra sao?
Năm 2014 – 2015, công suất điện mặt trời ở Việt Nam đạt khoảng 4,5MWp, trong đó 20% (900kWp) được kết nối vào lưới điện. Các trạm điện mặt trời có công suất trung bình 50kWp, do các tổ chức và doanh nghiệp như Intel Corporation, Big C Hà Nội sở hữu.
Năm 2018, điện mặt trời tại Việt Nam tăng nhưng vẫn thấp so với các quốc gia khác như Mỹ, Ý, Philippines, Malaysia… Năm 2019, công suất điện mặt trời tăng lên 5 GWp, bao gồm 4,5 GWp từ nhà máy nối lưới và hơn 0,4 GWp từ hệ thống áp mái. Sự phát triển này nhờ đầu tư triển khai dự án hưởng ưu đãi từ Chính Phủ theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/04/2017.
Thị trường điện năng lượng mặt trời của Việt Nam đang từng bước phát triển
Đến cuối năm 2020, nguồn điện mặt trời nối lưới đã đạt 9 GW, với hơn 3,5 GW tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Công suất dự án đã đăng ký và bổ sung quy hoạch lên tới 13 GW. Theo kế hoạch của Dự thảo quy hoạch điện VIII, Việt Nam dự kiến tăng công suất lắp đặt điện mặt trời từ 17 GW (2020-2025) lên khoảng 20 GW (2030), chiếm 17% (2025) và 14% (2030) trong tổng cơ cấu nguồn điện.
Trong thị trường điện mặt trời tại Việt Nam, tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc chiếm thế trội. Ngoài ra, có 2 công ty sản xuất mô đun quang điện chính là IREX Solar (Vũng Tàu) và Công ty CP Năng lượng Mặt Trời Đỏ (TP.HCM).
Những rào cản khiến thị trường điện mặt trời tại Việt Nam trì trệ
Nói đến các rào cản trong thị trưởng điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam phải kể đến:
Rào cản về chính sách
Thiếu quy hoạch quốc gia về năng lượng điện mặt trời. Hiện tại, chỉ có quy hoạch cấp tỉnh, chưa áp dụng cho dự án điện mặt trời áp mái. Chậm ban hành chính sách hỗ trợ và quản lý yếu.
Nguồn vốn và công nghệ là rào cản lớn khiến thị trường điện NLMT chuyển mình
Vấn đề công nghệ
Cơ sở hạ tầng điện không đủ, dẫn đến áp lực từ sự gia tăng đột ngột của điện mặt trời. Thiếu quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật. Năng lực hấp thụ công nghệ thấp, cần chuyên gia nước ngoài.
Vấn đề kinh tế và tài chính
Trách nhiệm chia sẻ rủi ro tài chính không rõ ràng. Thay đổi chính sách, rủi ro tài chính bất khả kháng. Sự hạn chế trong việc quản lý quyền sử dụng đất cho nhà máy điện mặt trời cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này khiến việc thế chấp đất huy động vốn trở nên phức tạp.
Những thách thức này tạo ra rào cản cho việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt đối với những nhà đầu tư và sản xuất điện độc lập.
Chính sách về kinh tế tài chính khiến thị trường điện NLMT gặp khó khăn
Lời kết
Thị trường điện mặt trời tại Việt Nam đang ngày một cải thiện và phát triển, mặc dù vậy vẫn còn tồn tại không ít hạn chế. Mong rằng với sự phát triển của kinh tế, thị trường điện năng lượng mặt trời cũng sẽ vươn mình hơn nữa. Để nắm rõ hơn các thông tin liên quan đến điện mặt trời, bạn có thể liên hệ với Intech Solar để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.
>>Xem thêm: