Vào thời điểm giao mùa, bé rất dễ mắc bệnh chân tay miệng. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng ở trẻ
Các chuyên gia y tế cho biết, xuất hiện bệnh tay chân miệng là do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây nên. Các bé ở độ tuổi dưới 5 tuổi rất hay mắc phải căn bệnh này.
Nguyên nhân chủ yếu là do ở độ tuổi này, các bé đã được đến lớp học. Vì vậy việc lây truyền từ người này sang người khác ở lớp học là điều không thể tránh khỏi. Tùy từng mức độ khác nhau mà bệnh có biểu hiện nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng là khác nhau.
Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh.
Nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em có biểu hiện chính thường thấy là sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, bị tổn thương da, nổi ban đỏ trên da,..
– Nổi ban đỏ trên da: Đây là dấu hiệu bệnh tay chân miệng đặc trưng nhất ở trẻ mắc bệnh. Trong 1-2 ngày đầu của bệnh, trên da bé sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ giống như muỗi đốt, nhưng sau đó sẽ mọng lên thành mụn nước giống như bỏng. Và mụn thường xuất hiện nhiều ở khe ngón chân, tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay.
Hiện tượng nổi mọng nước này không gây cảm giác đau đớn cho bé, bệnh sẽ duy trì trong vòng 10 ngày trong quá trình điều trị, sau đó mới bắt đầu dẹp xuống và mờ dần.
– Loét miệng: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng sau khi có biểu hiện trên da, các bé sẽ bị mẩn quanh miệng, thậm chí là trên lưỡi và vòm miệng làm cho bé càng cảm thấy ốm yếu hơn khi gặp khó khăn về vấn đề ăn uống.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng sẽ khiến các cha mẹ dễ nhầm lẫn với bệnh lở miệng thông thường ở các bé dẫn đến điều trị không đúng cách và làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đối với các bé còn nhỏ, sức đề kháng chưa hoàn thiện nên nếu có dấu hiệu bệnh tay chân miệng nào đáng nghi ngờ, các ông bố bà mẹ hãy đưa con mình đến các cơ sở y tế hoặc các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Trên đây là bài viết chia sẻ nguyên nhân và cách nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Hãy biết cách chăm sóc con mình đúng cách và có khoa học để tránh xảy ra những điều đáng tiếc nhé các bậc cha mẹ!