Dân tộc Thái – một trong số những dân tộc sinh sống trên vùng miền núi Tây Bắc với những bản sắc văn hóa riêng. Trong những chuyến đi chơi, đi du lịch cùng gia đình, bạn bè, có bao giờ bạn đã được tiếp xúc và tìm hiểu về cuộc sống của những người dân tộc nơi đây hay chưa?
Qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu sơ lược về những đặc điểm của người dân tộc Thái và sớm dành thời gian tại nơi núi rừng Tây Bắc để thưởng thức những tập tục, những món ăn nơi đây nhé!
Dân cư và địa bàn cư trú
Theo tổng cục thống kê năm 1999, người Thái có măt trên đất nước ta từ hàng nghìn năm trước. Thế nhưng số người Thái sinh sống trên đất nước Việt Nam có 1.328.725 người chiếm 1,74% dân số chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lâm Đồng… Trong đó, đông nhất ở Sơn La với 482, 485 người (54, 8% dân số, chiếm hơn một nửa).
Người Thái phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp: trồng lúa nước. Họ phát nương, làm rẫy, trồng các loại hoa màu khác và lên rừng kiếm gỗ. Ngoài ra, họ còn nuôi gia súc, dệt vải và làm đồ gốm. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là thổ cẩm với họa tiết đặc sắc và tinh tế.
Dân tộc Thái được biết đến với những con người chân thiện, giản dị và mến khách. Họ sống với nhau rất chân thành và tình cảm. Cũng chính bởi thế, không ít người thường lựa chọn vùng núi cao Tây Bắc làm điểm đến du lịch bất kể mùa lạnh hay mùa nóng. Bởi phong cảnh hữu tình hùng vĩ, và cũng bởi sự mộc mạc của người dân nơi đây.
Văn hóa người Thái
Người Thái thường mặc những bộ trang phục truyền thống mang những sắc thái và vẻ đẹp riêng của họ. Nam giới ở đây thường mặc áo thổ cẩm nhưng dần dần do sự phát triển của kinh tế, họ chuyển sang mặc âu phục.
Đối với phái nữ, họ vẫn mang trong mình nét truyền thống, vẫn là áo cỏn màu trắng hoặc xanh bó sát, váy dài đen được thêu họa tiết ở gấu. Đồ trang sức cũng được phụ nữ Thái chú tâm đến, họ thường đeo thêm vòng bac, hoa tai…
Thế giới tâm linh, người Thái có quan niệm đa thần và thờ cúng tổ tiên. Đối với họ, chết phải là hết mà những người chết là họ được sống ở một thế giới khác hay gọi là “mường trời”. Họ có tục lấy nước vào đêm giao thừa hay đón tiếng sấm mỗi khi bước vào mùa găt.
Bên cạnh đó, cũng như nhiều dân tộc khác, văn hóa âm nhạc của người Thái đa dạng và đặc sắc. Nổi bật với những điệu múa xòe, múa sạp mà chính những du khách cũng sẽ cơ hội thử sức khi tới vùng Tây Bắc… và việc sử dụng tinh tế các nhạc cụ dân tộc: trống, khèn, mão mèo… tạo nên những làn điệu rất riêng. Ngoài ra, đồng bào Thái có lối ngâm thơ và hát theo lời rất linh hoạt và nhạy bén.
Không chỉ những đặc điểm riêng về thế giới tâm linh, văn hóa âm nhạc mà một điểm gây ấn tượng mạnh của khách du lịch khi đến với đồng bào Thái là văn hóa ẩm thực. Khi đến với vùng đất này, mọi người thưởng thức món nướng như: trâu nướng, gà nướng, cá nướng với gia vị ướp là tiêu rừng, tỏi, ớt…
Bên cạnh những món nướng, xôi nếp là món ăn truyền thống của người Thái. Họ có phương pháp đồ xôi riêng khác hẳn với các dân tộc khác nên xôi rất dẻo, thơm và không bị dính và người ăn cảm nhận được hương vị rất thơm từ gạo nếp. Ngoài ra, cơm lam, măng đắng cũng là những đặc sản của người Thái được khách du lịch ưa chuộng và thường mang về xuôi làm quà.
Vùng núi Tây Bắc với những người dân nhiệt tình, tốt bụng, với nền văn hóa đa dạng và độc đáo, cũng những món ăn mới lạ bất ngờ chắc hẳn sẽ là một địa điểm níu chân du khách trong mùa du lịch này. Hãy lên kế hoạch cùng gia đình, bạn bè và người thân để cùng khám phá văn hóa, tập tục của người dân tộc Thái bạn nhé.